The following text field will produce suggestions that follow it as you type.

VĂn HỌc ViỆt Nam ThỜi To�n CẦu H�a
VĂn HỌc ViỆt Nam ThỜi To�n CẦu H�a

VĂn HỌc ViỆt Nam ThỜi To�n CẦu H�a

Current price: $25.00
Loading Inventory...
Get it at Barnes and Noble

Size: OS

Get it at Barnes and Noble
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của phê bình và lý thuyết văn học là nhận diện các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến diện mạo của văn học trong hiện tại cũng như trong tương lai, ít nhất là tương lai gần, trong một vài thập niên sắp tới. Khi tiến hành công việc ấy, giới nghiên cứu Việt Nam thường có khuynh hướng nhìn vào các khía cạnh chính trị và xã hội, chủ yếu tại Việt Nam, và đặc biệt từ góc độ chính sách của nhà nước. Cách tiếp cận ấy được dựa trên hai tiền đề chính: Thứ nhất, trong văn học, nội dung - cụ thể là thái độ chính trị xã hội - là yếu tố quan trọng nhất; và thứ hai, Việt Nam là một xã hội hoàn toàn biệt lập và cô lập. Tiếc, cả hai tiền đề ấy đều không đúng. Văn học là một nghệ thuật ngôn ngữ, ở đó, tính nghệ thuật của ngôn ngữ, và cùng với nó, cảm quan và thái độ thẩm mỹ của người viết, mới là những điều căn bản. Tất cả những yếu tố này đều chịu sự tác động mạnh mẽ không phải chỉ từ các biến cố chính trị trong nước mà còn từ các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hoá bên ngoài, có khi từ những nơi rất xa xôi. Chính vì thế, tôi đề nghị một tầm nhìn khác, rộng hơn: thế giới. Ở đó, năm đặc điểm này, theo tôi, là quan trọng nhất: toàn cầu hoá, giải lãnh thổ hoá, lai ghép hoá, hậu hiện đại hoá và mạng hoá (webization). Tôi cho chính năm đặc điểm này, hơn bất cứ yếu tố nào khác, sẽ quyết định diện mạo của văn học Việt Nam trong những thập niên sắp tới. Có điều, tiếc, trừ chủ nghĩa hậu hiện đại, chưa có yếu tố nào được giới cầm bút Việt Nam quan tâm phân tích. Mà chủ nghĩa hậu hiện đại cũng chỉ được đề cập một cách hết sức sơ sài và đầy thiên kiến. Có cũng như không.
Powered by Adeptmind